Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

TRÀ HƯƠNG THẢO - ROSEMARY - AN HOA

Tình Trạng: Còn hàng

69,000đ

100,000đ Giảm 31%

Thành phần: 100% trà hương thảo.

Nguồn gốc: Trà An Hoa

Quy cách đóng gói: 1 hũ trà 350ml.

Bảo quản: nơi thoáng mát.

Cam kết: không dùng hoá chất bảo quản.

Trà hương thảo trong các trường hợp cơ thể suy nhược, làm việc quá sức, choáng do huyết áp thấp, người mệt yếu do tuần hoàn kém, mau quên, ăn uống không tiêu, đau nhức cơ, thấp khớp, viêm họng, nhức đầu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu và mất ngủ, trí nhớ giảm sút...

Hotline Hỗ Trợ:
  0902436989

Số lượng :

Cây hương thảo (romarin - rosemary) còn gọi là cây tây dương chổi, tên khoa học Rosmarinus officinalis L., thuộc họ Hoa môi - Laminaceae. Tên hương thảo Rosmarinus xuất phát từ tiếng Latin: Ros có nghĩa là sương và marinus nghĩa là biển, gọi chung là sương của biển, nói đến nguồn gốc của cây này trên bờ biển Địa Trung Hải.

Hương thảo là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 2m, phân nhánh và mọc thành bụi, có mùi rất thơm. Hương thảo có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở Nam Âu, Tây Á và Bắc Phi. Hương thảo thích hợp với khí hậu khô vừa phải và ấm áp. Người ta trồng hương thảo vào mùa xuân, thu hái cành cây vào mùa hè.

Trong cây hương thảo có chứa tinh dầu dễ bay hơi (0,5% ở cây khô, 1 - 2% ở lá, 1,4 - 2% ở hoa), tanin, choline, saponosid axít, các axít hữu cơ (citric, glycolic, glyceric), acidrosmarinic và 2 heterosid là romaside và romarinoside.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY HƯƠNG THẢO (ROSEMARY)

Người ta thường dùng hương thảo trong các trường hợp cơ thể suy nhược, làm việc quá sức, choáng do huyết áp thấp, người mệt yếu do tuần hoàn kém, mau quên, ăn uống không tiêu, đau nhức cơ, thấp khớp, viêm họng, nhức đầu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu và mất ngủ, trí nhớ giảm sút... Hương thảo được dùng dưới các dạng: ngâm rượu (cồn thuốc), nước hãm, làm pommat hoặc chiết tinh dầu để xoa bóp ngoài da.

Theo y học hiện đại, tinh dầu hương thảo có những tác dụng như: chống co thắt, làm ra mồ hôi, hạ nhiệt, giảm đau đầu, dịu đau, hưng phấn thần kinh, trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, gia tăng bài tiết mật, làm thuốc bổ đắng và có thể gây sảy thai. Qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, người ta ghi nhận hương thảo có khả năng ức chế độc tố aflatoxine, một chất có thể gây ra bệnh ung thư, được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm thực phẩm dùng cho người và động vật, mà bị lên mốc.

Theo Đông y, hương thảo có vị chát, mùi thơm nồng, tính ấm nóng, tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, hoạt huyết, tẩy uế trọc, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, lợi mật, lợi tiểu, nhuận trường, chống viêm sưng, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung, giúp chống rụng tóc và mau mọc tóc, giúp khử trùng đường hô hấp và làm long đàm, dễ khạc đàm.

Trong chế biến thực phẩm: lá hương thảo thường được sử dụng tươi, nhưng cũng được sấy khô bảo quản để sử dụng. Dùng làm gia vị trong những món thịt hầm, món thịt nấu ra gu, thịt rô ti, thịt nướng, làm bánh…

Hoa hương thảo có mùi thơm dịu hơn và được dùng để tạo mùi thơm cho những món ăn hay món tráng miệng. Người dân ở vùng Địa Trung Hải cho rằng, sử dụng hương thảo thường xuyên trong nấu nướng các món ăn sẽ giúp duy trì, bảo vệ tính miễn nhiễm của các cơ quan trong cơ thể và giúp làm chậm lại quá trình lão hóa của những mô tế bào nhờ tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

LƯU Ý: Mặc dù hương thảo có lợi cho sức khỏe nhưng không phải tất cả mọi người đều sử dụng được. Chỉ nên dùng loại thảo dược này với liều lượng nhỏ. Tránh sử dụng cây hương thảo nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao cũng nên tránh uống chiết xuất từ cây hương thảo.

Sản Phẩm Đã Xem